Đề cương tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VIII, năm 2020.

Thứ hai - 10/08/2020 05:02 929 0
ĐỀ CƯƠNG
tuyên truyền Đại hội Thi đua yêu nước
tỉnh Quảng Nam lần thứ VIII, năm 2020

     I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI, Ý NGHĨA LỜI KÊU GỌI THI ĐUA ÁI QUỐC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
    1. Hoàn cảnh ra đời
    Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp dã tâm dùng vũ lực hòng đặt lại ách thống trị trên đất nước ta một lần nữa.
Trước vận mệnh đất nước đang ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt hoành hành khắp nơi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ việc động viên sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là điều rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của cách mạng: Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống Nhân dân.
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Với ý chí “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định khôngchịu làm nô lệ[1], toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên kháng chiến, chống thựcdân Pháp xâm lược.
Sau chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông 1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đề ra sáng kiến tổ chức, lãnh đạo phong trào thi đua ái quốc để giành thắng lợi to lớn hơn. Chấp thuận đề nghị của Người, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc. Chỉ thị xác định: "… mục đích thi đua áiquốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công[2] . Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”.
    2. Ý nghĩa
    - Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng hiệu triệu, lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi hy sinh gian khổ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt trong những thời khắc cam go, ác liệt của dân tộc, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ

tịch Hồ Chí Minh luôn thấm sâu vào các tầng lớp Nhân dân, biến thành sức mạnh đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vẻ vang.
     - Lời kêu gọi thi đua ái quốc cùng với nhiều bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những quan điểm, chỉ đạo, định hướng phong trào thi đua yêu nước trong nhiều thập kỷ qua; là cơ sở để Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương về thi đua yêu nước, về công tác thi đua - khen thưởng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
    - Để tiếp tục phát huy ý nghĩa, giá trị của Lời kêu gọi thi đua ái quốc và sức mạnh của các phong trào thi đua yêu nước, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấyngày 11/6 hàng năm là Ngày Truyền thống thi đua yêu nước.
    II.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN CÁCH MẠNG VIỆT NAM
    1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước là hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, được hình thành trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua, về thi đua xã hội chủ nghĩa, về vai trò của quần chúng và truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc, cùng đường lối và thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ nội dung của “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” và những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rút ra một số điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước như sau:
    - Quan điểm về thi đua: Chủtịch Hồ Chí Minh đã nâng thi đua lên tầm tư tưởng,đường lối chính trị và phương pháp cách mạng. Theo Người thi đua là một trong những biện pháp của quá trình vận động cách mạng, có ý nghĩa sâu sắc, rộng lớn, thiđua không chỉ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người, mà quan trọng hơn là cải tạo bản thân con người, nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế, làm cho già, trẻ, gái, trai và tất cả các tầng lớp Nhân dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội đều hướng tới mục đích chung. Thi đua để mọi người đều làm việc tốt hơn, nhiều hơn và “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và, những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
    -Mục đích thi đua yêu nước: Là đểthực hiện tốt nhiệm vụchủyếu của mỗi thờikỳ cách mạng trong tình hình và điều kiện lịch sử cụ thể. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mục đích thi đua yêu nước là “Diệt giặc đói, Diệt giặc dốt, Diệt giặc ngoại xâm”, để đem lại kết quả đầu tiên là:
“Toàn dân đủ ăn, đủ mặc,
Toàn dân biết đọc, biết viết,
Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm
Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn”[3].
    -Nội dung thi đua yêu nước: Phải toàn diện, phải xuất phát và phục vụnhiệmvụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng, phải thiết thực, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của đất nước, gắn với nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp, hướng vào cải tạo và xây dựng con người mới, hướng vào giải quyết những vấn đề cơ bản thiết thực của Nhân dân; thi đua phải gắn với công việc hằng ngày của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu: “Toàn dân kháng chiến, Toàn diện kháng chiến[4].
    - Cách tổ chức phong trào thi đua yêu nước: Theo Chủtịch Hồ Chí Minh “Phảidựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây: hạnh phúc cho dân”[5]; các phong trào thi đua yêu nước cần phải đa dạng, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự giác, sáng tạo và sức lực của các tầng lớp Nhân dân trong từng giai đoạn cách mạng.
    - Phương châm thi đua yêu nước: Người chỉ rõ: “thi đua chứkhông phải ganhđua” nên cần phải đoàn kết, thân ái giúp đỡ lẫn nhau để đạt thành tích cao, “giúp đỡ những người và những nhóm còn kém theo kịp mức cao hiện nay”; thi đua phải gắn liền với công tác khen thưởng; khen thưởng là kết quả của phong trào thi đua; khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời sẽ động viên, giáo dục và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục.
Cùng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo, định hướng các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng; lôi cuốn, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, không quản hy sinh gian khổ, sẵn sàng đem hết trí tuệ, sức lực phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    2. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua
    Hơn 70 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Đảng, Nhân dân ta luôn quán triệt và không ngừng vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh để triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
    a)Vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong từng giai đoạn cách mạng
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Quán triệt, vận dụngtư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước mang lại hiệu quả thiết thực như: Phong trào: “Tuần lễ vàng”, “Bình dân học vụ”, vận động “Đời sống mới”, Quỹ Độc lập, Quỹ đảm phụ Quốc phòng,... đến phong trào thi đua xây dựng đời sống mới, phong trào thi đua trong sản xuất nông nghiệp như: “Thi đua tiết kiệm, tránh xa xỉ, phí phạm, để dành lương thực cho bộ đội hoặc cho những lúc túng thiếu” (1/3/1950), thi đua với tinh thần “ruộng đất là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương” (2/1951), “thi đua đóng thuế nông nghiệp” (3/1953), ... Các phong trào thi đua yêu nước thời kỳ này đã thu hút được sự tham gia hưởng ứng của mọi người, mọi nhà, mọi ngành, mọi lứa tuổi, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam (1954-1975): Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng HồChíMinh; thực hiện Nghị quyết ngày 26/1/1961 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về“Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước”, và nhất là từ khi miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, hàng loạt cuộc phát động hưởng ứng thi đua của các ngành, các giới đã được tổ chức, điển hình là các phong trào: “Sóng Duyên hải”, “Gió Đại Phong”, “Cờ Ba nhất”, “Trống Bắc Lý”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảmđang”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,... Các phong trào thi đua đã tạo nên động lực to lớn, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
    Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Đảng ta tiếp tục vận dụngtư tưởng Hồ Chí Minh, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, hướng vào cácnhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiêu biểu là các phong trào: “Tất cả vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân”; “Tất cả vì công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
    Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước (1986), đặc biệt là từ sau Đại hội toàn quốclần thứ VIII của Đảng, được soi sáng bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã đề ra khẩu hiệu thi đua: “Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhiều phong trào được phát động và thực hiện có hiệu quả như: Xóa đói, giảm nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Thi đua quyết thắng”, “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “5 xung kích, 4 đồng hành”, “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “5 không, 3 sạch”, “Vì Trường Sa thân yêu”, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”,... Và gần đây là cả nước đang tập trung triển khai và thực hiện có hiệu quả ba phong trào lớn: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Nhìn chung, các phong trào thi đua yêu nước trong nhiều thập kỷ qua đã bám sát yêu cầu thực tiễn đất nước, gắn bó mật thiết với quyền lợi và cuộc sống của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực.
    b)Vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách về công tác thi đua - khen thưởng
    Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã xây dựng, ban hành kịp thời đường lối, chủ trương và chính sách, pháp luật về thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt là trong gần 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng, về tổ chức các phong trào thi đua yêu nước đã được ban hành và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đất nước trong tình hình mới, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân.
    Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị về công tác thi đua, khen thưởng, như: Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về đổi mới công tác thi đua,khen thưởng trong giai đoạn mới; Chỉthịsố39-CT/TW ngày 21/5/2004 của BộChính trị khóa IX vềtiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phongtrào thi đua yêu nước, pháthiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến; Chỉthịsố19/CT-TW,ngày 22/12/2007, Bộ Chính trị khóa IX về việc kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; Chỉthịsố34-CT/TW ngày 7/4/2014 của BộChính trị (khóa XI) ban hành Vềtiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/1/2018 của Ban Bí thư Về đẩy mạnh các phong trào thi đuayêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018).
Quốc Hội đã ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng (2003); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (2013).
     Chính phủ đã ban hành các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng: Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Chỉthịsố35/CT-TTg, ngày 19/12/2014 Vềviệc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đạihội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Chỉthịsố18/CT-TTgngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ Vềviệc phát động thi đua thực hiện thắng lợinhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
    Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, về phát động phong trào thi đua yêu nước ngày một hoàn thiện, bám sát yêu cầu của thực tiễn đất nước, đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động và triển khai rộng lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với nội dung, hình thức phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đáng chú ý là công tác phát hiện, tôn vinh, bồi dưỡng và nhân rộng các gương “người tốt, việc tốt”, các mô hình, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các Anh hùng, chiến sỹ thi đua được chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sức lan tỏa rộng lớn trong toàn xã hội; công tác khen thưởng đi vào nền nếp, khoa học, kịp thời hơn, có sự gắn kết chặt chẽ giữa thi đua và khen thưởng.
    Những kết quả đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng hơn 70 năm qua là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân và toàn xã hội.
    III.MỘT SỐ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC NỔI BẬT GIAI ĐOẠN (2015 - 2020) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Năm năm qua (2015 - 2020), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, sáng tạo, tổ chức thực hiện thắng lợi phong trào thi đua yêu nước do Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VII phát động.Từ phong trào, đã xuất hiện nhiều nhiều tập thể và cá nhân điển hình được tuyên dương, khen thưởng.
  1.Phong trào thi đua “Quảng Nam chung sức xây dựng nông thôn mới”. Thực hiện Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được hưởng ứng mạnh mẽ, lan tỏa rộng khắp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống người dân được nâng lên. Đến nay, có 99 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 48,52%; xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2019; bình quân chung số tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn của toàn tỉnh là 15,28 tiêu chí/xã (tăng 3,78 tiêu chí/xã so với 2015 và tăng 12,67 tiêu chí/xã so với 2010); không còn xã dưới 5 tiêu chí; có 102 thôn được công nhận đạt chuẩn “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” (năm 2017 có 20 thôn, 2018 có 37 thôn và 2019 có 45 thôn). Thị xã Điện Bàn và huyện Phú Ninh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015; năm 2019, Nhân dân và cán bộ tỉnh Quảng Nam vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất trong phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016 - 2020.
    2. Phong trào thi đua “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển.5 năm qua, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã huy động mọi nguồn lực để sản xuất kinh doanh và thu được kết quả đáng phấn khởi. Các doanh nghiệp đã hưởng động thi đua "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển" và chương trình "3 đồng hành, 5 hỗ trợ" đối với doanh nghiệp của Thủ tướng Chính phủ.Việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu trang thiết bị, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp được các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh quan tâm, chú trọng. Hiện nay, đã có trên 1.900 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.
      3. Phong trào thi đua “Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào có ý nghĩa hết sức thiết thực và đầy tính nhân văn, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết toàn dân, tích cực, tự giác của mỗi cá nhân, tập thể, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững. Năm 2020, trước Đại dịch Covid-19 các ngành, các cấp, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ với tổng kinh phí hơn 695 tỷ đồng. Trong 5 năm qua, nhờ triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nên tỷ lệ hộ nghèo chung trên địa bàn tỉnh đã giảm từ 12,90% năm 2015 còn 6,06% vào cuối năm 2019, bình quân mỗi năm giảm 1,71%; dự kiến đến hết năm 2020, còn khoảng 5,37%, bình quân giảm 1,51%/năm.
    4. Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở".Thực hiện Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 -2025; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 18/9/2019 triển khai tổ chức thực hiện phong trào, bảo đảm nội dung, chất lượng và tiến độ ; đồng thời ban hành Quyết định số 3200/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 Quy định trách nhiệm công khai xin lỗi trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Hình ảnh, người cán bộ, công chức trở nên chuyên nghiệp, tận tâm, sáng tạo trong công việc được thể hiện khá rõ nét. Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI đứng thứ 6 trong cả nước, thuộc nhóm tốt, tăng 1 bậc so với năm 2018; chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX đứng thứ 35 trong cả nước, tăng 9 bậc so với năm 2018; chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ICT INDEX đứng thứ 18 trong cả nước, tăng 23 bậc so với năm 2018; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI luôn ở tỷ lệ cao, cao nhất là 98,24 %.
    5. Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 51-KH/TU ngày 14/9/2016 về thực hiện Chỉ thị 05 đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã ban hành các văn bản quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh đã ban hành Hướng dẫn liên ngành số 01/HD-BTGTU-BTĐKT ngày 19/9/2017 về các hình thức biểu dương, khen thưởng. Trong 5 năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05 đạt nhiều kết quả; đã xuất hiện ngày càng nhiều cách làm hay, thiết thực, hiệu quả trong, tạo được sự lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về trách nhiệm nêu gương, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kết hợp tổng kết khen thưởng hằng năm và giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
    6. Phong trào thi đua trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệpđược phát động mạnh mẽ, nhiều phong trào thi đua sôi nổi được tổ chức thực hiện có hiệu quả như: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”,… Trong 5 năm qua, phong trào đã phát huy được tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp,khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp chế biến.Triển khai các vụ sản xuất trong năm đều đạt kế hoạch, cơ cấu giống phù hợp, diện tích sản xuất lúa lai tăng, việc áp dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất ngày càng được nhân rộng. Nuôi trồng thủy sản được nhân dân đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
    7. Phong trào thi đua trong lĩnh vực khoa học, công nghệ được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả, trong 5 năm qua, Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh đã quyết định công nhận trên 700 đề tài, sáng kiến cấp tỉnh. Các phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, “xây dựng trường chuẩn quốc gia và xanh hóa trường học”, “trường học thân thiện, học sinh tích cực”,… trong ngành Giáo dục - Đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai sâu rộng và gắn với các cuộc vận động như: “mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”,… Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho các em học sinh, đã có thành tích xuất sắc trong học tập, đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học.... Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “lương y như từ mẫu”, thi đua rèn luyện “quy tắc ứng xử” và “nâng cao y đức” được đẩy mạnh trong ngành Y tế.
    8. Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thaophát triển sôi nổi, đều khắp từ miền núi, đồng bằng đến thành phố với nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh, nổi bật như tổ chức thành công lễ kỷ niệm 20 năm đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới…
    9. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”phát triển rộng khắp và đạt hiệu quả, nhiều mô hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội được nhân rộng ở cộng đồng dân cư, từ phong trào thi đua, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho 142 gia đình văn hóa, 90 thôn, khối phố, tổ dân phố văn hóa, 4 xã văn hóa nông thôn mới, 3 phường văn minh đô thị, 73tộc văn hóa, 89 cơ quan, đơn vị văn hóa, 6 doanh nghiệp văn hóa.
    10. Phong trào thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩađược duy trì thường xuyên như “thi đua giành 3 đỉnh cao quyết thắng”; “vì an ninh Tổ quốc”, “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”... đã phát huy tiềm năng, sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị, tạo nên một thế trận an ninh nhân dân vững chắc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
    11. Phong trào thi đua thực hiện Quy chế dân chủ, cải cách hành chính, đổi mới cơ chế điều hành; phong cách làm việc, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa từng bước thể hiện được dân chủ hoá trong đời sống, tạo điều kiện để cho nhân dân tham gia xây dựng chính quyền và giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ công chức nhà nước ngày càng được nâng lên.
    12. Phong trào thi đua trong công tác xây dựng Đảng. Các phong trào thi đua hướng vào việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng như “nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã tạo sự chuyển biến tích cực trong các tổ chức đảng và đảng viên, nâng cao trách nhiệm và sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng đảng, tỷ lệ tổ chức đảng đạt danh hiệu “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” ngày càng tăng. 05 năm qua, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy và các huyện ủy, thị ủy, thành ủy đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, có sức lan tỏa rộng như: “dân vận khéo”, “đoàn kết, sáng tạo, tham mưu tốt, phục vụ chu đáo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị”, “bản lĩnh vững vàng - tận tụy, tiết kiệm - đoàn kết, trung thực - sâu sát cơ sở”,... đã góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chương trình, đề án, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
    13. Phong trào thi đua yêu nước của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phát động, triển khai đã có bước phát triển, hướng về cơ sở, các khu dân cư với nhiều cách làm sáng tạo, huy động được tiềm năng, sức sáng tạo và sự tham gia hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân và đoàn viên, hội viên, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Từ năm 2015 đến nay, thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “ngày vì người nghèo”, “xây dựng nhà đại đoàn kết”,... đã khơi dậy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đoàn thể tỉnh đã chủ động, tích cực triển khai các phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, tiêu biểu như: phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “nuôi dạy con tốt”, “phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, ... của Hội Liên hiệp Phụ nữ đã trở thành động lực, động viên, cổ vũ nữ cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác; đã có 3.008 hộ phụ nữ thoát nghèo, các cấp Hội góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,9% năm 2015 xuống còn 6,06% năm 2019. Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, giúp nhau phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình trong Hội Cựu chiến binh các cấp được chú trọng, góp phần nâng cao mức sống của gia đình cựu chiến binh, giáo dục truyền thống cho thế hệ sau noi theo. Đoàn Thanh niên tổ chức các phong trào “thanh niên tình nguyện”,“tuổi trẻ sáng tạo, “tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc”, “đồng hành cùng với thanh niên”... trong cán bộ, đoàn viên, hội viên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
*
    Trong 5 năm qua, công tác khen thưởng luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo, thực hiện đổi mới về phương pháp, quy trình bình xét, thủ tục hồ sơ khen thưởng “đúng người, đúng việc, đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn”, chú trọng khen thưởng đến mọi đối tượng, mọi lĩnh vực hoạt động, các thành phần kinh tế, đặc biệt là người lao động, sản xuất trực tiếp, nông dân, công nhân. Ngoài việc thực hiện khen thưởng thường xuyên, đã quan tâm hơn đến khen thưởng đột xuất, hành động dũng cảm trong công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và đấu tranh trấn áp tội phạm,… Việc tổ chức trao tặng, đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được tổ chức trang trọng, tiết kiệm, đúng quy định, có tác dụng động viên, khích lệ kịp thời, được dư luận xã hội đồng tình. Nhiều danh hiệu cao quý trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh được Đảng, Nhà nước biểu dương khen tặng cho Nhân dân và cán bộ tỉnh Quảng Nam: Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2017, Cờ thi đua của Chính phủ năm 2018, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2016 và nhiều Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc. Về khen thưởng thành tích kháng chiến, Đảng, Nhà nước ta đã tuyên dương 2 tập thể, 41 cá nhân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, khen thưởng tổng kết trong hai cuộc kháng chiến cho 362 trường hợp, tặng thưởng kỷ niệm chương cho 375 người bị địch bắt tù đày, tặng thưởng Huân chương Độc lập cho 587 gia đình có nhiều liệt sĩ, tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 2.966 Mẹ (phong tặng 20, truy tặng 2.966). Đến nay, toàn tỉnh có 15.184 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hiện còn sống 693 Mẹ.
*
    Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất. Kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được 5 năm qua, trong thời gian tới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Quảng Namđoàn kết nhất trí, chung sức, chung lòng, nêu cao ý chí, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử tháchtiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng;huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực tổ chức thực hiện thành công phong trào thi đua yêu nước do Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Quảng Nam lần thứ VIII phát động và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, quyết tâm xây dựng Quảng Nam phát triển bền vững; trở thành tỉnh phát triển của cả nước, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
                                  BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM
 
 
[1]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội-2000
[2]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội-2000
[3]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội-2000
[4]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội-2000
[5]Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội-2000

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam. BBT Trang TTĐT phường Tân Thạnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về thái độ tiếp dân của Cán bộ, Công chức phường Tân Thạnh

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay925
  • Tháng hiện tại4,214
  • Tổng lượt truy cập4,934,170
duong day nong 1
chạybanner

 
Văn bản mới

HD

HƯỚNG DẪN GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THOÁT NẠN PCCC - CNCH

lượt xem: 112 | lượt tải:56

HƯỚNG DẪN NHÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BẢO

HƯỚNG DẪN NHÀ PHÒNG CHỐNG LỤT BẢO

lượt xem: 134 | lượt tải:50

Số 78/NQ-HĐND

NQ BỔ SUNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KTXH, QPAN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024

lượt xem: 177 | lượt tải:66

Số 79/NQ-HĐND

NQ PHÊ CHUẨN QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2023

lượt xem: 119 | lượt tải:53

Số 80/NQ-HĐND

NQ BỔ SUNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CÔNG VÀO KH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 2021 - 2025

lượt xem: 242 | lượt tải:73
xulyhs2023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây